Cát xây dựng lấy từ đâu – Cát là vật liệu dạng hạt có nguồn gốc từ tự nhiên. Thành phần chủ yếu của cát là đá và các khoáng chất nhỏ mịn. Cát có khả năng chịu phong hóa rất tốt do nó cứng và có độ trơ về mặt hóa học cao.
Được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, cát xây dựng phải đòi hỏi là cát sạch. Và phải phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn cát xây dựng để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Cát xây dựng là nguyên liệu mà rất nhiều chúng ta đều biết tới và nhận ra trong cuộc sống quanh ta. tuy nhiên, cát xây dựng là gì và bao gồm các thành phần gì? Cát xây dựng được lấy từ đâu, với bao nhiêu chiếc cát…là điều mà ko phải ai cũng biết. Bài viết này chúng ta sẽ cùng Phân tích rõ về vấn đề này.
Cát xây dựng là gì?
Cát xây dựng là một trong những vật liệu cần thiết góp phần vào việc hoàn thiện một công trình xây dựng. Nó là vật liệu có dạng hạt, có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm hạt đá và khoáng chất có kích thước nhỏ. Khi sờ tay vào cát chúng ta có cảm giác cộm, sạn chứ không mịn.
Hạt cát trong xây dựng có kích thước tiêu chuẩn từ 0.065mm đến 2mm theo tiêu chuẩn của Mỹ. Còn theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam hạt cát có kích thước từ 0.05 đến 1mm. Với những hạt có kích thước nhỏ hơn gọi là hạt bụi còn lớn hơn gọi là sỏi.
Cát xây dựng lấy từ đâu?
Cát được gió và nước vận chuyển đi và trầm lắng thành các dạng bãi biển, bãi sông, cồn cát, đụn cát, bãi cát ngầm … Hiện nay, cát xây dựng cũng được khai thác chủ yếu từ các nguồn này. Mỗi vị trí địa lý khác nhau chúng ta lại khai thác được một loại cát với tính chất khác nhau để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân.
Thành phần của cát xây dựng
Trước khi chúng ta tìm hiểu cát xây dựng lấy từ đâu thì chúng ta cùng tìm hiểu về các thành phần của cát. Thành phần phổ biến nhất của cát tại các môi trường đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên hải khu vực nhiệt đới là silica (điôxít silic hay SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ trơ về mặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóa khá tốt.
Tuy nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vào các nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực. Các loại cát trắng tìm thấy ở các vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vôi bị xói mòn và có thể chứa các mảnh vụn từ san hô hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay có nguồn gốc hữu cơ khác.
Các đụn cát thạch cao ở Di tích quốc gia White Sands tại bang New Mexico (Hoa Kỳ) nổi tiếng vì màu trắng chói của nó. Acco (arkose) là cát hay sa thạch với hàm lượng fenspat đáng kể, có nguồn gốc từ quá trình phong hóa và xói mòn của đá granit (thường là cận kề).
Một vài loại cát còn chứa manhêtit, chlorit, glauconit hay thạch cao. Cát giàu manhêtit có màu từ sẫm tới đen, giống như cát có nguồn gốc từ đá bazan núi lửa và Opxidian (Obsidian – 1). Cát chứa chlorit-glauconit thông thường có màu xanh lục (còn được gọi là cát lục), như cát có nguồn gốc từ bazan (dung nham) với hàm lượng olivin lớn.
Nhiều loại cát, đặc biệt cát ở Nam Âu, chứa các tạp chất sắt trong các tinh thể thạch anh của cát, tạo ra cát có màu vàng sẫm. Cát trầm lắng tại một số khu vực chứa ngọc hồng lựu và một số khoáng vật có sức kháng phong hóa tốt, bao gồm một lượng nhỏ các loại đá quý.
Phân loại cát xât dựng phổ biến
Cát xây dựng được chia thành nhiều loại nhỏ tùy thuộc vào màu sắc, đặc tính cũng như ứng dụng của nó trong công trường xây dựng, gồm các loại sau : cát hạt to, cát hoạt nhỏ, cát hạt vàng, cát hạt đen, cát trát, cát san lấp, cát đổ bê tông…
Cát vàng bê tông: là loại cát có màu vàng đặc trưng, nhiều hạt to nhỏ lẫn với nhau, chuyên dùng để trộn bê tông tươi, làm cho bê tông nhanh cứng lại. Trước khi trộn bê tông cần sàng lọc và vệ sinh cát thật kĩ để loại bỏ hết tạp chất không gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
Cát đen: Là loại cát khi nhìn bằng mắt thường ta thấy chúng có màu nâu sẫm gần với màu đen. Loại cát này tương đối nhỏ, mịn, giá thành tương đối rẻ nên thường được dùng trong xây tường và trát vách
Cát san lấp : là loại cát có màu đen nhưng chúng không mịn như cát đen dùng để xây nhà mà thường có lẫn tạp chất và những hạt sỏi kích thước lớn. Cát san lấp có giá thành khá rẻ nên thường được dùng để làm móng, lấp nên cho các công trình xây dựng.
Cát xây tô: Là loại cát sạch, mịn tuyệt đối, dùng để xây hoặc trát tường nhà. Chúng được sàng lọc rất cẩn thận và đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật như : hàm lượng muối sun fat <=1% khối lượng cát ; không lẫn sỏi, đất sét và các tạp chất vón cục khác…
Cát vàng: Đây là loại cát được dùng phổ biến để trộn bê tông tươi. Với những đặc điểm phổ biến như loại cát này có màu vàng đặc trưng, hạt to, nhanh cứng khi dùng trộn bê tông. Nhưng chú ý sàng lọc những hạt đều nhau và loại bỏ tạp chất khi sử dụng.
Ngoài ra, cát vàng còn có thể sử dụng để trộn vữa trát tường nhưng cần lưu ý nhược điểm của chúng là độ mịn không cao, thường gây sạn trên bề mặt tường.
Cát san lấp: Là loại cát đen nhưng có kích cỡ hạt không đồng đều với nhau và thường có lẫn những tạp chất. Vì thế chúng được dùng để lấp nền, móng nhà. Với giá thành rẻ vì thế đây là loại cát được dùng phổ biến với số lượng lớn trong các công trình.
Cát bê tông: là loại cát xây dựng được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng. Cát có độ lớn từ 1.5 mm trở lên. Cát bê tông có độ sạch tuyệt đối, không lẫn tạp chất, đạt chuẩn để kết cấu kê tông luôn đảm bảo. Chỉ cần dùng mắt thường phân biệt theo tiêu chí trên là được.
THÔNG TIN CÔNG TY CP SX TM VLXD CMC
Trụ Sở Chính: Landmark 4 – 208 Nguyễn Hữu Cảnh , Vinhomes Tân Cảng – Q. Bình Thạnh – TPHCM
Văn Phòng Giao Dịch 1: 42A Cống Lỡ – P. 15 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 2: Cầu An Hạ huyện Củ Chi – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 3: 1/4 Ấp Tiền Lân- Xã Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – Tp. HCM
Hotline: 0868.666.000 – 078.666.80.80
Website: vatlieuxaydungcmc.com
Gmail: vatlieusaigoncmc@gmail.com
MXH: Facebook