Nhập khẩu cát xây dựng – Với tốc độ xây dựng như hiện nay thì chỉ chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt và tương lai phải đi nhập khẩu… cát! Theo thống kê của năm 2016, nhu cầu sử dụng cát chỉ vào khoảng 92 triệu m3, năm 2021 phải tăng lên đến 130 triệu m3. Trong khi đó, tổng tài nguyên cát của Việt Nam chỉ ước khoảng 2,3 tỷ m3, đáp ứng 60 – 65% nhu cầu của các thành phố lớn. Với tốc độ xây dựng như hiện nay thì chỉ chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt và tương lai phải đi nhập khẩu… cát!
Hướng dẫn thực hiện việc nhập khẩu cát xây dựng
Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2895/BXD-VLXD ngày 22/6/2017 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: “Chỉ đạo các cơ quan liên quan, tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng và vật liệu san lấp, sử dụng vật liệu thay thế có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng cát tự nhiên khai thác từ lòng sông để làm vật liệu san lấp, sử dụng cát tự nhiên tiết kiệm có hiệu quả, đặc biệt sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa thay thế cát tự nhiên”.
Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 09/06/2017 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2017, trong đó chỉ đạo có các giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên để hạn chế tình trạng khai thác cát lòng sông, trong đó Kiên Giang là tỉnh có nguồn nguyện để sản xuất cát nhân tạo, đề nghị Sở Xây dựng tham mưu với UBND tỉnh Kiên Giang có chính sách khuyến khích, các nhà đầu tư sản xuất cát nghiền nhân tạo.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị tăng cường quản lý cát sỏi lòng sông, trong đó có đề xuất nội dung giao Bộ Xây dựng hướng dẫn việc nhập khẩu cát xây dựng.
Trong khi Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Chỉ thị, đề nghị Sở Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp tăng cường sử dụng các nguyên liệu thay thế cát tự nhiên có sẵn trong nước và trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu xây dựng theo nội dung Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 09/06/2017 của Chính phủ và Văn bản số 1421/BXD-VLXD ngày 22/6/2017 của Bộ Xây dựng.
Việt Nam có nguy cơ phải nhập khẩu cát xây dựng
Thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng cát trong năm 2015 chỉ khoảng 92 triệu m3, nhưng sẽ tăng lên 130 triệu m3 vào năm 2020 do tốc độ xây dựng ngày một tăng cao. Trong khi đó, theo ước tính, tổng tài nguyên cát của Việt Nam chỉ khoảng 2,3 tỷ m3, đáp ứng 60-65% nhu cầu của các thành phố lớn.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm soát gắt gao nạn “cát tặc” tại các địa phương. Nhu cầu sử dụng tăng trong khi nguồn cung khan hiếm khiến giá cát tăng cao, gây ảnh hưởng lớn tới giá sản phẩm bất động sản, mà người tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt.
Các chuyên gia cho biết, hiện nay, cát tự nhiên phục vụ xây dựng không đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa và xây dựng. Ngoài ra, việc không kiểm soát được tình trạng khai thác cát còn dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng các loại vật liệu thay thế cát tự nhiên nhằm đảm bảo sự bền vững về lâu dài của thị trường.
Mới đây, Công ty TNHH Linh Giang, Công ty TNHH Một thành viên SX-TM-DV Hải Yến, Công ty TNHH Đầu tư Tây Nam Việt Nam đã gửi công văn đến Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về Việt Nam. Xét thấy trong thời gian gần đây, tại một số tỉnh Nam bộ, nguồn cung cát xây dựng hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, việc nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia sẽ áp lực cân đối cung cầu cát xây dựng được giảm bớt.
Bộ Xây dựng yêu cầu, khi nhập khẩu, cát xây dựng phải đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Việc xuất nhập khẩu cát xây dựng phải tuân theo đúng quy định của Việt Nam và Campuchia về xuất nhập khẩu hàng hóa, không tái xuất sang nước thứ ba.
Để có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến về đề xuất nhập khẩu cát xây dựng nhằm giảm bớt áp lực cân đối cung cầu cát xây dựng ở nước ta hiện nay.
THÔNG TIN CÔNG TY CP SX TM VLXD CMC
Trụ Sở Chính: Landmark 4 – 208 Nguyễn Hữu Cảnh , Vinhomes Tân Cảng – Q. Bình Thạnh – TPHCM
Văn Phòng Giao Dịch 1: 42A Cống Lỡ – P. 15 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 2: Cầu An Hạ huyện Củ Chi – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 3: 1/4 Ấp Tiền Lân- Xã Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – Tp. HCM
Hotline: 0868.666.000 – 078.666.80.80
Website: vatlieuxaydungcmc.com
Gmail: vatlieusaigoncmc@gmail.com
MXH: Facebook