Sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24 tháng 2 năm 1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó.
Dịch vụ của chúng tôi gồm những công việc chính sau
✅ Taxi nội bài Phúc Hà | ⭐An toàn. Phục vụ chuyên nghiệp. Xe 5 chỗ – xe 7c – 16c – 29c – 45 chỗ, đặt xe online 24/7. |
✅ Taxi đường dài | ⭐xe đi tỉnh – đường dài giá rẻ. với đội ngũ nhiệt tình – trọn gói – an toàn – đúng hẹn. |
✅ Taxi gia đình | ⭐Các dòng xe mới nhất. khách hàng sô một. Chu đáo An toàn Tiện lợi. giá rẻ. |
✅ Đặt xe sân bay | ⭐Cty nhận hợp đồng dài hạn các cty cơ quan văn phòng khách sạn tua du lịch từ 4 đến 45 chỗ. |
Tên tiếng Anh: Lien Khuong Airport (DLI)
Google maps sân bay Liên Khương Đà Lạt
Địa chỉ: Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: (063) 3843373; (063) 3843802
Fax: (063) 3843500;
E-mail:
AFTN: VVDLYDYX
SITA: DLIKL
Mã cảng hàng không (code): DLI
Nhà ga hành khách (Passenger Terminal) : 12.400m2
Đường hạ cất cánh (Runway): đường cất, hạ cánh 09-27 với độ dài 3.250m; rộng 50m.
Sân đỗ tàu bay số 1 (Apron): 31.442 m2
Sôn đỗ số 2 (Apron): 12.878 m2
Năng lực: 07 vị trí đỗ cùng lúc.
Giờ phục vụ: 24 /24h.
Cảng hàng không Liên Khương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Nam Tây Nguyên nói chung – một trong những trung tâm du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế, nơi cung cấp rau, hoa quả của quốc gia.
Thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng có thể ví như một Paris thu nhỏ với khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20 – 21 độ; với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực; trong tương lai đây sẽ là một thương cảng xuất khẩu hoa, rau quả tươi và các sản phẩm nông, lâm nghiệp của vùng Nam duyên hải và Tây Nguyên, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.
1. Vị trí sân bay Liên Khương Đà Lạt:
Cảng hàng không Liên Khương có diện tích 337,1ha, nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng, đây là khu vực có mật độ dân số cao và giao thương kinh tế trọng điểm của Tỉnh Lâm Đồng. Cảng hàng không Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km về phía Nam theo quốc lộ 20; cách thành phố Bảo Lộc 90km và cách thành phố Hồ Chí Minh 270km theo quốc lộ 20; cách thành phố Buôn Ma Thuột 160km và cách thành phố Nha Trang 200km theo quốc lộ 27.
– Đường cao tốc nối từ ngã ba Liên Khương đến thành phố Đà Lạt dài 27km.
– Tọa độ điểm quy chiếu sân bay: 11o 45’12.175’’N – 108o 22’04.874’’E (hệ tọa độ WGS-84).
– Mức cao điểm quy chiếu: 953,96m so với mực nước biển.
2. Quá trình phát triển Sân bay Liên Khương Đà Lạt:
Cảng hàng không Liên Khương do người Pháp xây dựng năm 1933 và lấy tên gọi là Liên Khàng, với đường băng bằng đất dài 700m và chủ yếu là phục vụ cho mục đích quân sự khu vực.
Năm 1956 Mỹ cho tu sửa cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ga mới để phục vụ cho hoạt động quân sự và dân sự, đồng thời đổi tên thành sân bay Liên Khương.
Năm 1964 Mỹ nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng sân bay với đường cất hạ cánh bằng nhựa dài 1.480m, rộng 37m, sân đậu máy bay với diện tích 23.100m2 có sức chứa 5 máy bay.
Năm 1975 Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và sử dụng sân bay cho mục đích quân sự, an ninh quốc phòng và kinh tế quốc dân. Đường bay chủ yếu là TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh với các loại máy bay chủ yếu là DC3-DC4-DC6-AN24-AN26.
Năm 1997, sân bay Liên Khương được Cụm cảng hàng không Miền Nam nâng cấp kéo dài đường cất, hạ cánh từ 1.480m lên 2.354m đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 3C (theo tiêu chuẩn của ICAO). Sân bay Liên Khương được đổi tên thành Cảng hàng không Liên Khương.
Năm 2002 Cụm cảng hàng không Miền Nam (Nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) tiếp tục nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương thành Cảng hàng không hiện đại với tiêu chuẩn sân bay cấp 4D có thể tiếp thu các loại máy bay lớn như AIRBUS A320/A321, BOEING 737/767 và các loại máy bay tầm trung tương đương cất, hạ cánh.
Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới Cảng hàng không Liên Khương chính thức được đưa vào khai thác – trở thành một Cảng hàng không quốc nội có đường bay quốc tế đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4D, sẵn sàng kết nối TP du lịch Đà Lạt với các tỉnh, thành phố trong nước cũng như các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
3. Cơ sở hạ tầng Sân bay Liên Khương Đà Lạt:
Cảng hàng không Liên Khương có 01 đường hạ cất cánh, đường lăn song song và các đường lăn khác, 02 sân đỗ máy bay với 07 vị trí đỗ cho các loại máy bay như A320, A321, F70, ATR72…
3.1. Sân đậu máy bay:
Cảng hàng không Liên Khương có hai sân đậu máy bay:
– Sân đậu máy bay số 1: Kích thước 239 x 131,5m; kết cấu mặt sân đậu bê tông xi măng; sức chịu tải: 53/R/C/X/T. Gồm 5 vị trí đậu, trong đó: 2 vị trí đậu cho loại máy bay Boeing 737, A320, A321 và 3 vị trí đậu cho loại máy bay ATR72, FOKKER.
– Sân đậu máy bay số 2: Kích thước 121 x 105m; kết cấu mặt sân đậu bê tông nhựa; sức chịu tải: 53/R/C/X/T. Gồm 2 vị trí đậu cho loại máy bay Boeing 737, A320, A321.
3.2. Đường hạ, cất cánh:
Cảng hàng không Liên Khương có 01 đường hạ, cất cánh (CHC) ký hiệu 09/27 với chiều dài: 3.250m x rộng 45m:
– Lề bảo hiểm bê tông nhựa nóng: mỗi bên 7,5m.
– Độ dốc dọc trung bình: 1,02%.
– Độ dốc ngang điển hình: 1%.
– Tọa độ thềm 09: 11o 45’08.151’’N – 108o 20’49.031’’E.
– Tọa độ thềm 27: 11o 45’13.837’’N – 108o 22’36.203’’E.
– Lớp phủ mặt đường CHC: bê tông nhựa nóng.
– Sức chịu tải (PCN) công bố: 50/F/B/X/T.
– Các cự ly công bố:
+ Đoạn chạy lấy đà (TORA): 3250m;
+ Cự ly có thể cất cánh (TODA): 3450m;
+ Cự ly có thể dừng khẩn cấp (ASDA): 3350m;
+ Cự ly có thể hạ cánh (LDA): 3250m;
+ Dải bay: 3750m x 150m
+ Đoạn dừng: 100m x 60m
+ Độ dốc: 0,8% – 1,25%
– Khoảng trống: 300m x 150m. Kết cấu bằng đất, đầm nén chặt K 0.95.
– Dải bảo hiểm sườn: 3750m x 60m về phía Bắc và 3750m x 60m về phía Nam kể từ mép đường cất hạ cánh. Bằng đất nện K 0.95, phủ cỏ.
– Độ dốc lề đường CHC: 2,5%
3.3. Đường lăn:
Đường lăn song song (Đông – Tây): dài 1.000m, rộng 23m.
Vị trí nối đường lăn E2 với đường lăn E1 song song với đường cất hạ cánh, cách đường cất hạ cánh 190m, bề mặt phủ bê tông nhựa nóng, sức chịu tải PCN 53/F/B/X/T.
Phần lề nhựa hai bên, mỗi bên rộng 7,5m.
Đường lăn E1: dài 141,5m, rộng 23m.
Vị trí ở trước sân đậu mới mặt đường lăn phủ bê tong nhựa nóng, sức chịu tải PCN 53/F/B/X/T.
Đường lăn E2: dài 141,5m, rộng 23m.
Vị trí ở phía Đông đường cất, hạ cánh, bề mặt phủ bê tông nhựa nóng, sức chịu tải PCN 53/F/B/X/T.
Đường lăn nối vào sân đậu máy bay số 1: dài 76,86m, rộng 23m.
Vị trí nối đường lăn song song tại vị trí tiếp giáp với đường lăn E1 nối vào sân đỗ số 1 bề mặt phủ bê tông nhựa nóng, sức chịu tải PCN 53/F/B/X/T.
Đường lăn nối vào sân đậu máy bay số 2: dài 102m, rộng 18m.
Vị trí nối đường lăn song song tại vị trí tiếp giáp với đường lăn E2 đầu đông nối vào sân đỗ cũ bề mặt phủ bê tông nhựa nóng, sức chịu tải PCN 50/F/B/X/T.
3.4. Sân đậu ô tô:
Gồm 83 vị trí đậu xe các loại, diện tích 4.480m2, kết cấu bê tông nhựa nóng.
3.5. Đường giao thông nội bộ:
Đường ra vào nhà ga dài 1.100m, rộng 8m nối từ quốc lộ 20 vào sân đậu ô tô, kết cấu bê tông nhựa nóng.
3.6. Hệ thống thiết bị phù trợ không vận:
Cảng hàng không Liên Khương được đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO cho loại sân bay cấp 4D như: hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện đất đối không, điểm đối điểm, hệ thống liên lạc hữu tuyến; các đài dẫn đường máy bay, các trạm điện và hệ thống đèn đường hạ cất cánh, đèn đường lăn, sân đỗ …có thể cung cấp các dịch vụ mặt đất hàng không 24/24 giờ; Hệ thống đèn tín hiệu, đèn đường băng, hệ thống đèn đường lăn, sân đậu; Hệ thống sơn tín hiệu đường băng, đường lăn, sân đậu được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của ICAO. Hệ thống các trạm cấp điện T1, T2, T3 công suất lớn; Đài dẫn đường máy bay NDB; Đài DVOR/DME; Hệ thống thông tin liên lạc: Đất đối không: máy vô tuyến điện VHF, điểm đối điểm: các máy VHF (máy bộ đàm); máy đơn biên: SSB; hệ thống AFTN truyền dữ liệu; hệ thống AIS; hệ thống mạng thông tin hữu tuyến (điện thoại); Hệ thống quan trắc khí tượng tự động SUTON.
3.7. Các trang thiết bị phục vụ dịch vụ mặt đất:
Tại Cảng hàng không Liên Khương hiện có: 03 xe thang hành khách tự hành, 03 xe băng chuyền hành lý tự hành, xe nâng hàng 7 tấn, xe nâng hạ container 3,5 tấn, 03 xe đầu kéo hành lý hàng hóa, xe khởi động khí, xe cấp điện tự hành cho máy bay, xe cấp điện GPU không tự hành, xe nâng người tàn tật, xe vệ sinh, xe nâng bảo trì trên cao, xe xúc bằng càng 5 tấn, 15 dolly, 2 mâm hàng đựng hành lý, 02 trolly đựng hành lý, 02 xe khách 45 chỗ, xe khách Coaster 30 chỗ, xe khách Coaster 25 chỗ, xe khách Huyndai 29 chỗ; xe cứu thương với đầy đủ cáng cứu thương, túi thuốc, bình oxy; Hệ thống tra nạp xăng dầu với 1 kho xăng dầu: 02 bồn chìm, 1 bồn nổi tra nạp tại sân và 3 xe tra nạp xăng dầu thường xuyên trực.
3.8. Trang thiết bị cứu hỏa:
Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị đầy đủ tại Cảng hàng không Liên Khương, đạt cấp 6 theo tiêu chuẩn ICAO. Bao gồm:
– Xe cứu hỏa số 1: số hiệu E-ONE sản xuất tại Mỹ, đưa vào sử dụng năm 1997. Sức chứa 3.600 lít nước, 300 lít foam, 250kg bột khô Ansul súng phun nước trên nóc cabin.
– Xe cứu hỏa số 2: Số hiệu SIDES sản xuất tại Pháp, đưa vào sử dụng năm 2003. Sức chứa 11.000 lít nước, 1.320 lít foam, 250kg bột khô.
– Các loại bình chữa cháy, các dụng cụ khẩn nguy cứu nạn, PCCC, PCLB …
3.9. Hệ thống an ninh an toàn hàng không:
a. Hệ thống máy kiểm soát an ninh:
3 máy soi chiếu hàng hóa, hành lý loại lớn.
2 máy soi chiếu hàng hành lý xách tay loại nhỏ.
2 cổng từ.
6 máy rà kim loại.
Hệ thống camera quan sát.
Các loại công cụ, dụng cụ hỗ trợ: gương soi gầm xe, súng hơi cay, dùi cui, roi điện, còng số 8 …
b. Hệ thống quản lý kiểm soát an ninh:
Sân bay có hệ thống tường rào xây bao quang toàn bộ diện tích 337,1ha đất; hệ thống cổng, cửa, các chốt gác bảo vệ khu bay, chốt gác cổng sân bay đảm bảo an ninh an toàn. Đội ngũ an ninh sân bay được đào tạo nghiệp vụ canh gác 24/24h, đảm bảo tốt công tác an ninh an toàn.
Đơn vị xây dựng chương trình an ninh hàng không, các phương án an ninh đặc biệt, phương án khẩn nguy, phương án PCCC, phương án phòng chống lụt bão, hệ thống quản lý an toàn hàng không, sổ tay kiểm soát chim và động vật hoang dã… Hàng năm tổ chức tập luyện, diễn tập đảm bảo thành thục và chuyên nghiệp.
c. Các cơ quan phối hợp (Hải quan, công an cửa khẩu, kiểm dịch):
Hiện Cảng hàng không Liên Khương đã đầu tư trang bị hệ thống sơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho lực lượng hải quan, công an cửa khẩu, kiểm dịch; khi có hoạt động bay quốc tế thì các cơ quan này sẽ triển khai hoạt động.
4. Nhà ga hành khách sân bay Liên Khương Đà Lạt:
Lấy ý tưởng từ đóa hoa dã quỳ – loài hoa có sắc vàng kiêu hãnh và sức sống mãnh liệt, cũng là loài hoa đặc trưng của vùng núi cao nguyên Đà Lạt, công trình kiến trúc nhà ga Cảng HK Liên Khương mang một nét riêng của vùng cao nguyên Di Linh, tạo cảm giác hiện đại nhưng nhẹ nhàng và bay bổng. Mái lợp sử dụng màu vàng thật của cánh hoa dã quỳ nên hành khách từ trên máy bay có thể nhìn thấy nhà ga như một đóa hoa quỳ nở vàng rực rỡ. Bao bọc xung quanh sân bay là những rừng hoa dã quỳ trải dài.
Nhà ga hành khách mới Cảng hàng không Liên Khương có diện tích 12.400 m2, với hai tầng bao gồm ga quốc tế và quốc nội. Công suất thiết kế 1,5-2 triệu hành khách/năm, có thể đảm bảo phục vụ hơn 800 hành khách/giờ cao điểm. Tổng đầu tư dự án hơn 260 tỷ đồng.
4.1. Tầng trệt: Tầng trệt bao gồm sảnh đến phía trước, khu phục vụ hành khách đến, khu xử lý hành lý nội địa và quốc tế, phòng chờ lấy hành lý, các phòng chức năng, các phòng kỹ thuật, khu giải khát, dịch vụ, vệ sinh, vườn cảnh ở vị trí thông tầng, hành lang phía sau.
4.2. Tầng 2: Gồm sảnh đi phía trước gắn liền với cầu cạn, khu vực làm thủ tục Check- in, phòng chờ ra máy bay, phòng VIP-C, hành lang, các phòng chức năng, phòng làm việc, phòng kỹ thuật, phòng hút thuốc, khu vực giải khát dịch vụ, khu vệ sinh.
+ Cửa ra tầu bay(Gater) 04
+ Quầy Thủ tục (Check – in Counters) 20
+ Quầy Hải quan (Customs Counters) 02
+ Quầy Công an cửa khẩu (Immigration Counters) 02
+ Băng tải hành lý (Baggagages Conveyors) 04
+ Thang nâng (Elevators) 02
+ Thang cuốn (Escalators) 02
+ Phòng VIP (VIP room) 02
+ Quầy hành lý thất lạc (Lost & Found Baggger Counters) 02
+ Quầy điều hành Taxi (Car rental Counters) 01
+ Quầy thông tin du lịch (Tourism Information Counter) 01
+ Quầy thông tin nhà ga (Airport Infomation Counter) 01
+ Phòng y tế (Firt Aid) 01
+ Quầy thuốc tân dược (Medical Counters) 01
+ Quầy Sách báo (Book an New paper) 01
+ Quầy bán vé giờ chót 01
4.3. Nhà ga hàng hóa:
Dự kiến cuối năm 2015 sẽ xây dựng nhà ga hàng hóa quy mô 1.000m2, công suất 10.000 tấn/năm.
5. Hoạt động hàng không và các Dự án đầu tư:
Hiện nay, Cảng hàng không Liên Khương hàng ngày lượng khách thông qua nhà ga khoảng 1.500 người, hàng hóa, hành lý, bưu kiện khoảng 11,4 tấn. Cảng hàng không Liên Khương dự kiến sẽ phục vụ 4.000 lượt khách và 37 tấn hàng hóa, hành lý, bưu kiện thông qua nhà ga hàng ngày vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây là 15 %/năm; 5 năm trở lại đây bình quân là 31 %/ năm.
Hãng hàng không đang khai thác thường lệ tại Cảng HK Liên Khương là Vietnam Airlines, Mekong Airlines ngoài ra còn có các chuyến bay thuê chuyến đi và đến của các hãng hàng không khác. Bình quân hiện nay có 16 – 20 lần/chuyến máy bay A320, A321, FOKKER, ATR72 hạ và cất cánh/ngày; Tuyến bay chủ yếu đang khai thác là TPHCM – Đà Lạt – TPHCM; Đà nẵng – Đà Lạt – Đà Nẵng và Hà Nội – Đà Lạt – Hà Nội.
Dự kiến thời gian tới sẽ triển khai mở một vài tuyến bay quốc tế đi các nước trong khu vực phục vụ vận chuyển khách du lịch và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Mặt khác sẽ mở thêm một số tuyến bay quốc nội đi Huế, Cần Thơ … nhằm nối tuyến du lịch đến các tỉnh miền Trung và miền Tây.
Hiện tại Cảng hàng không Liên Khương đang thực hiện một số hạng mục còn lại của dự án nâng cấp mở rộng sân bay như: xây dựng nhà ga hàng hóa mới diện tích 1.000m2; xây dựng trạm sửa chữa; xây dựng nhà làm việc, xây dựng nhà điều hành. Xây dựng các khu dịch vụ khác.
Theo quyết định 1375/QĐ-BGTVT, Cảng hàng không Liên Khương tỉnh Lâm Đồng được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch tổng thể giai đoạn năm 2015 và định hướng đến năm 2025, số máy bay có thể tiếp nhận đến năm 2015 cùng lúc là 04 chiếc và đến năm 2025 là 07 chiếc với tổng vốn đầu tư là hơn 1.000 tỷ đồng.
Danh sách và mã hiệu các sân bay ở Việt Nam
Tên sân bay Mã ICAO/IATA Tỉnh Độ dài Bay đêm
Sân bay Quốc tế Nội Bài VVNB/HANHà Nội 3200m/3800m Có
Sân bay quốc tế Cát Bi VVCI/HPH Hải Phòng 2402m Có
Sân bay Điện Biên Phủ VVDB/DIN Điện Biên 1830m Không
Sân bay Thọ Xuân VVTX/THD Thanh Hóa 3200m Có
Sân bay quốc tế Vinh Nghệ An VVVH/VII Nghệ An 2400m Có
Sân bay Đồng Hới Quảng BìnhVVDH/VDH Quảng Bình 2400m Không
Sân bay quốc tế Phú Bài Huế VVPB/HUI Thừa Thiên – Huế 2675m Có
Sân bay quốc tế Đà Nẵng VVDN/DAD Đà Nẵng 3500m/3048m Có
Sân bay quốc tế Chu Lai VVCL/VCL Quảng Nam 3050m Không
Sân bay Phù Cát VVPC/UIH Bình Định 3051m Không
Sân bay Tuy Hòa VVTH/TBB Phú Yên 2902m Không
Sân bay quốc tế Cam Ranh VVCR/CXR Khánh Hòa 3048m Có
Sân bay Buôn Ma Thuột VVBM/BMV Đắk Lắk 3000m Có
Sân bay Liên Khương Đà Lạt VVDL/DLI Lâm Đồng 3250m Có
Sân bay Pleiku VVPK/PXU Gia Lai 1817m Có
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất VVTS/SGN TP HCM 3048m/3800m Có
Sân bay Cà Mau VVCM/CAH Cà Mau 1500m Không
Sân bay Côn Đảo VVCS/VCS Bà Rịa-Vũng Tàu 1287m Không
Sân bay quốc tế Cần ThơVVCT/VCA Cần Thơ 3000m Có
Sân bay Rạch Giá Kiên GiangVVRG/VKG Kiên Giang 1500m Không
Sân bay quốc tế Phú Quốc VVPQ/PQC Kiên Giang 3000m Không
Sân bay Quốc tế Vân Đồn Quảng Ninh VVVD/VDO Quảng Ninh 3600m Có
Tham khảo:
Số điện thoại taxi nội bài airport