Sân bay quốc tế Cần Thơ, còn có tên là Sân bay Cần Thơ, nằm tại phường Trà An và phường Thới An Đông, quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ, được xây dựng nhằm phục vụ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.– Tên tiếng Anh: Can Tho International Airport (CTIA)
Dịch vụ của chúng tôi gồm những công việc chính sau
✅ Taxi nội bài Phúc Hà | ⭐An toàn. Phục vụ chuyên nghiệp. Xe 5 chỗ – xe 7c – 16c – 29c – 45 chỗ, đặt xe online 24/7. |
✅ Taxi đường dài | ⭐xe đi tỉnh – đường dài giá rẻ. với đội ngũ nhiệt tình – trọn gói – an toàn – đúng hẹn. |
✅ Taxi gia đình | ⭐Các dòng xe mới nhất. khách hàng sô một. Chu đáo An toàn Tiện lợi. giá rẻ. |
✅ Đặt xe sân bay | ⭐Cty nhận hợp đồng dài hạn các cty cơ quan văn phòng khách sạn tua du lịch từ 4 đến 45 chỗ. |
Google maps sân bay quốc tế Cần Thơ
– Địa chỉ: 179B đường Lê Hồng Phong, Phường Trà An,
Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
– AFS: VVCTYDYX và VVCTZPZX
– SITA: VCAKPXH
– Mã cảng hàng không (code): VCA
– Nhà ga hành khách (Passenger Terminal ): 20.750m2
– Đường hạ cất cánh (Runway): dài: 3.000m, rộng 45m, lề đường HCC: 2×7,5m.
– Sân đỗ tàu bay (Apron): 48.047,65 m2 với 6 vị trí đỗ tàu bay.
– Giờ phục vụ: 12/24h và theo yêu cầu.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế phát triển năng động nhất của các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia…) do đó Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là cảng hàng không vùng, là cửa ngõ giao thương quốc tế của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long và sự tăng trưởng trong vận tải hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là hoàn toàn đúng đắn, khẳng định thị trường hàng không mở rộng sẽ là động lực hỗ trợ mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội . Đồng thời, sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, du lịch, dịch vụ… sẽ có tác động đẩy mạnh sự phát triển thị trường hàng không tại khu vực.
1. Vị trí:
Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 8km về phía Tây Bắc, là tâm điểm của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tiểu vùng sông Mekong với dân số khoảng 18 triệu người. Đặc trưng của thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý tự nhiên là cửa ngõ đi đến các tỉnh trong khu vực Nam bộ và cả nước bằng các tuyến đường giao thông thủy bộ. Trong sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ được xem như một trọng điểm về thương mại trong vùng và giữa các vùng.
Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ thuộc địa giới hành chính phường Trà An, Q. Bình Thủy, TP Cần Thơ:
– Phía Đông, Đông Nam giáp đường Lê Hồng Phong (quốc lộ 91), Sông Hậu, các khu dân cư hiện hữu phường Trà An, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy.
– Phía Tây giáp phường Thới An Đông, quận Bình Thủy.
– Phía Nam giáp phường Long Hòa, quận Bình Thủy.
– Phía Bắc giáp phường Trà An, quận Bình Thủy.
Điểm qui chiếu của Cảng HKQT Cần Thơ nằm trên trục tim đường cất hạ cánh 06-24 có toạ độ 10º05’02.4945″N – 105º42’36.0912″E (Theo hệ tọa độ WGS-84).
Mức cao của điểm quy chiếu Cảng HKQT Cần Thơ so với mực nước biển trung bình là 2,762m.
2. Quá trình phát triển:
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (tên gọi trước đây là sân bay Trà Nóc) do chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng, hoàn thành tháng 2 năm 1961 với sự trợ giúp của chính phủ Mỹ, kích thước đường hạ cất cánh tại thời điểm đó là 1800m x 30m, ban đầu Sân bay có tên là Căn cứ không quân Bình Thủy. Đây là sân bay của Không quân Việt Nam Cộng hòa phục vụ cho mục đích quân sự tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, sau đó Không lực Hoa Kỳ cũng sử dụng sân bay này cho các máy bay phản lực và vận tải hạng nặng. Do vị trí sân bay thuộc địa bàn phường Trà Nóc nên người dân ở đây còn gọi đây là Sân bay Trà Nóc hoặc căn cứ Trà Nóc.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, sân bay do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Giai đoạn 1977-1978, từng có các chuyến bay nối Tân Sơn Nhất với Cần Thơ, nhưng do hiệu quả thấp sân bay đã tạm ngưng sử dụng từ giữa năm 1978. Đến năm 1993, sân bay Trà Nóc được khai thác trở lại, thời điểm này, mỗi tuần san bay này đón khoảng ba chuyến bay của Vietnam Airlines với tuyến bay Tp.HCM – Phú Quốc – Cần Thơ – Tp.HCM và ngược lại bằng máy bay ATR 72, nhưng sau một thời gian ngắn cũng phải ngưng vì lý do tương tự.
Đến năm 2001, một đề án khôi phục và đưa sân bay Trà Nóc vào phục vụ nhu cầu dân sự với tên mới là Sân bay Cần Thơ. Việc phục hồi được tiến hành vào năm 2005. Các giai đoạn cải tạo, nâng cấp như sau:
2.1. Giai đoạn 1:
Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, từ năm 2005, Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam (nay là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam) đã tập trung nhiều nguồn lực, nỗ lực đưa Cảng Hàng không Cần Thơ vào hoạt động trở lại. Đầu tiên là việc triển khai công trình cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh và các công trình phụ trợ nhằm đưa Cảng Hàng không Cần Thơ trở lại phục vụ hoạt động bay nội địa.
Giai đoạn này xây dựng nhà ga giai đoạn 1 có diện tích 2400 m2 có khả năng đáp ứng 500.000 lượt khách mỗi năm (400 khách giờ cao điểm). Cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh (tổng chiều dài 2400m, rộng 45m), đường lăn, sân đỗ máy bay, lề đường băng, dải hãm phanh, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay A320, A321 và tương đương. Cảng hàng không Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số: 1032/QĐ-TCTCHKMN ngày 15/05/2008 của Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam. Khởi công ngày 4/9/2005, sau gần 4 năm cải tạo nâng cấp đường HCC và xây dựng nhà ga hành khách giai đoạn 1, Cảng Hàng không Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 1 năm 2009, nối Cần Thơ với Hà Nội cùng các địa phương khác.
2.2. Giai đoạn 2:
Từ năm 2009 đến 2010 thực hiện dự án Kéo dài đường HCC, xây dựng nhà ga hành khách quốc tế, đầu tư đủ hệ thống trang thiết bị đạt tiêu chuẩn ICAO và IATA. Giai đoạn này thực hiện dự án kéo dài đường hạ cất cánh lên đến 3000m. Xây dựng các hạng mục: ga hành khách trong nước và quốc tế có diện tích 20.750 m2, phục vụ 3 – 5 triệu khách/năm, hệ thống đèn phục vụ hạ cất cánh ban đêm đạt tiêu chuẩn CAT I, hệ thống hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME CAT II, hệ thống quan trắc thời tiết tự động, đài dẫn đường DVOR/DME, đủ khả năng tiếp thu các loại máy bay hạng nặng như B777-300ER, B747-400 và tương đương. Sân đậu máy bay với 6 vị trí, ga hàng hóa và các hạng mục kỹ thuật phụ trợ khác. Giai đoạn 2 hoàn thành vào quý 4 năm 2010. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 52/QĐ-TCTCHKMN ngày 15/9/2010 của Tổng Công ty Cảng hàng không miền Nam.
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ chính thức được khánh thành vào ngày 01/01/2011. Việc tập trung đầu tư, cải tạo, xây dựng và đưa Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ vào hoạt động đúng tiến độ yêu cầu, đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống giao thông của khu vực bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy – phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
3. Cơ sở hạ tầng:
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là Cảng hàng không dùng chung cho hoạt động hàng không dân dụng và quân sự; đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo tiêu chuẩn hàng không dân dụng quốc tế ICAO và cấp II theo tiêu chuẩn quân sự.
Sân đỗ máy bay có diện tích 48.047,65 m2 với 6 vị trí đỗ tàu bay. Nhà ga hành khách có diện tích 20.750m2, đường hạ cất cánh có kích thước 45m x 3000m, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay A320, A321, B777, B747 và tương đương, năng lực phục vụ từ 3 đến 5 triệu lượt hành khách/năm, lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 5.000 tấn/năm.
3.1. Đường cất hạ cánh (CHC):
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có 01 đường CHC với các số liệu sau :
– Ký hiệu của đường CHC: 06 – 24
Runway
|
TORA (m)
|
ASDA (m)
|
TODA (m)
|
LDA (m)
|
06
|
3000
|
3150
|
3200
|
3000
|
24
|
3000
|
3150
|
3200
|
3000
|
Kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ xuất phát từ ý tưởng chiếc xuồng ba lá của vùng đồng bằng sông Cửu Long và có thể mở rộng cho các giai đoạn khai thác kế tiếp khi nhà ga vượt công suất dự báo. Quy mô nhà ga hành khách Cảng hàng không Cần Thơ như sau:
Ngoài ra còn có các chuyến bay thuê chuyến của các hãng hàng không nước ngoài chở các đoàn khách ngoại giao, thương gia đến làm việc, tham quan tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Danh sách và mã hiệu các sân bay ở Việt Nam
Tên sân bay Mã ICAO/IATA Tỉnh Độ dài Bay đêm
Sân bay Quốc tế Nội Bài VVNB/HANHà Nội 3200m/3800m Có
Sân bay quốc tế Cát Bi VVCI/HPH Hải Phòng 2402m Có
Sân bay Điện Biên Phủ VVDB/DIN Điện Biên 1830m Không
Sân bay Thọ Xuân VVTX/THD Thanh Hóa 3200m Có
Sân bay quốc tế Vinh Nghệ An VVVH/VII Nghệ An 2400m Có
Sân bay Đồng Hới Quảng BìnhVVDH/VDH Quảng Bình 2400m Không
Sân bay quốc tế Phú Bài Huế VVPB/HUI Thừa Thiên – Huế 2675m Có
Sân bay quốc tế Đà Nẵng VVDN/DAD Đà Nẵng 3500m/3048m Có
Sân bay quốc tế Chu Lai VVCL/VCL Quảng Nam 3050m Không
Sân bay Phù Cát VVPC/UIH Bình Định 3051m Không
Sân bay Tuy Hòa VVTH/TBB Phú Yên 2902m Không
Sân bay quốc tế Cam Ranh VVCR/CXR Khánh Hòa 3048m Có
Sân bay Buôn Ma Thuột VVBM/BMV Đắk Lắk 3000m Có
Sân bay Liên Khương Đà Lạt VVDL/DLI Lâm Đồng 3250m Có
Sân bay Pleiku VVPK/PXU Gia Lai 1817m Có
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất VVTS/SGN TP HCM 3048m/3800m Có
Sân bay Cà Mau VVCM/CAH Cà Mau 1500m Không
Sân bay Côn Đảo VVCS/VCS Bà Rịa-Vũng Tàu 1287m Không
Sân bay quốc tế Cần ThơVVCT/VCA Cần Thơ 3000m Có
Sân bay Rạch Giá Kiên GiangVVRG/VKG Kiên Giang 1500m Không
Sân bay quốc tế Phú Quốc VVPQ/PQC Kiên Giang 3000m Không
Sân bay Quốc tế Vân Đồn Quảng Ninh VVVD/VDO Quảng Ninh 3600m Có
Tham khảo:
Số điện thoại taxi nội bài airport