Cảng Hàng không Chu Lai nằm trong Khu kinh tế mở sân bay quốc tế Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam, giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, ở vị trí trung độ của đất nước, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không, có quốc lộ 14 nối từ Cảng Đà Nẵng qua các huyện phía Bắc của tỉnh đến biên giới Việt – Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài. Quảng Nam nằm kẹp giữa thành phố Đà Nẵng – Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung ở phía Bắc và khu công nghiệp Dung Quất, một khu công nghiệp lớn ở phía Nam, lại có Cảng Kỳ Hà, có nhiều mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, gần nguồn nước ngọt, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt.
Google maps sân bay quốc tế Chu Lai
Cảng Hàng không Chu Lai sẽ là động lực phát triển của 2 khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quất. Hoạt động bay tại Cảng đã và đang gắn kết chặt chẽ sự phát triển kinh tế – xã hội của hai tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi với cả khu vực.
1. Vị trí sân bay quốc tế Chu Lai:
Cảng Hàng không Chu Lai nằm ở miền Trung Việt Nam, có toạ độ 150 25’20’’ độ Vĩ Bắc, 1080 42’14’’ độ Kinh Đông, phía Bắc giáp Khu Kinh tế mở Chu Lai, phía Nam giáp Khu kinh tế Dung Quất, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp đường quốc lộ 1A, cách trung tâm Thành phố Tam Kỳ 25km về phía Bắc, cách Thành phố Quảng Ngãi 42km về phía Nam. Sân bay Chu Lai cũng là sân bay dự bị cho các sân bay trong vùng và khu vực. Trong bán kính 3000km, cảng hàng không Chu Lai là trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất Đông Nam Á và Tây Á.
2. Quá trình phát triển sân bay quốc tế Chu Lai:
Trước năm 1975, sân bay Chu Lai là căn cứ không quân của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ. Sau khi Chính Phủ Việt Nam thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai, Cục Hàng không dân dụng đã đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn 3.360m2, được khởi công vào ngày 22 tháng 2 năm 2004 và các trang thiết bị khác nhằm phục vụ cho khai thác các chuyến bay đến sân bay Chu Lai.
Theo quyết định 148/2004/QĐ – TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội vùng trọng điểm miền Trung thì đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, sân bay Chu Lai được quy hoạch thành sân bay trung chuyển quốc tế của vùng và khu vực, đáp ứng nhu cầu giao thương và phát triển kinh tế xã hội của 02 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi trong thời kỳ hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế.
Ngày 22/3/2005, chính thức đưa vào khai thác tuyến bay thương mại Chu Lai – TP Hồ chí Minh và ngược lại với tần suất 2 chuyến/ tuần vào các ngày thứ hai và thứ năm, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines khai thác tuyến bay này.
Nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của người dân tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng như du khách, đồng thời góp phần tạo kết nối bằng đường hàng không giữa Quảng Nam, Quảng Ngãi với Hà Nội và TP. HCM, tăng cường trao đổi văn hóa, thương mại và đầu tư, hướng tới phát triển kinh tế – xã hội với Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế Dung Quất, chiều 2/6/2010, Cảng hàng không Chu Lai khai trương đường bay thương mại Hà Nội- Chu Lai- Hà Nội với tần suất 04 chuyến/tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu và chủ nhật bằng máy bay Fokker 70, Vietnam Airlines khai thác tuyến bay này.
3. Cơ sở hạ tầng sân bay quốc tế Chu Lai:
Sân bay Chu Lai là sân bay lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 3000 ha.Là Cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động sân bay quân sự, được phép tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, hoạt động 12/24 giờ.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sắp tới sân bay này sẽ được đầu tư 11.000 tỷ đồng để trở thành sân bay vận chuyển hàng hóa quốc tế. Với mức độ đầu tư như vậy, sân bay Chu Lai sẽ có công suất thiết kế 4 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng mỗi năm. Hiện tại khu bay Cảng Hàng không Chu Lai có 03 hệ thống đường gồm:
3.1 Đường cất, hạ cánh:
Cảng Hàng không Chu Lai có 01 đường CHC 14/32:
• Hướng địa lý: 136° – 316°.
• Độ lệch từ: 0°.
• Ký hiệu đường cất hạ cánh: 14/32.
• Mã hiệu theo Phụ ước 14 ICAO: 4C.
• Chiều dài: 3050 m.
• Chiều rộng: 45 m.
• Độ dốc dọc trung bình : – 0,0584 % (từ đầu 14 đến 32).
• Tọa độ ngưỡng đường CHC 14: 15°24’56”.3623N – 108°41’44”.7282E.
• Tọa độ ngưỡng đường CHC 32: 15°23’46”.7728N – 108°42’57”.6318E.
• Loại mặt đường: Bê tông xi măng;
• Sức chịu tải công bố theo phương pháp ACN/ PCN: 40 R/B/X/T.
• Các cự ly công bố:
Đường CHC 32:
– Cự ly chạy cất cánh (TORA): 3.050m;
– Cự ly chạy hãm (ASDA): 3.050m;
– Cự ly cất cánh (TODA): 3.350m;
– Cự ly hạ cánh (LDA): 3.050m.
Đường CHC 14:
– Cự ly chạy cất cánh (TORA): 3.050m;
– Cự ly chạy hãm (ASDA): 3.050m;
– Cự ly cất cánh (TODA): 3.350m;
– Cự ly hạ cánh (LDA): 3.050m.
• Đèn tín hiệu: không.
• Dải bay (Runway strip): Chiều dài, chiều rộng: 3.650m x 150m (75m cho mỗi bên).
• Lề đường cất hạ cánh: Chiều rộng 5m (cho mỗi bên), mặt đường bằng bê tông nhựa.
• Đoạn dừng (Stopway):
Đầu 32: 300m x 45m;
Đầu 14: 300m x 45m;
Vật liệu mặt đường các đoạn dừng: Bằng bê tông nhựa.
• Khoảng trống (Clearway): Ở 2 đầu đoạn đường Stopway
Đầu 32: Kích thước 300m x 150m;
Đầu 14: Kích thước 300m x 150m.
3.2 Hệ thống đường lăn:
Gồm 01 đường lăn chính E1 song song với đường CHC và 05 đường lăn nối tiếp được đánh số từ E2 đến E6 theo hướng từ Bắc đến Nam. Tất cả các đường lăn có mặt phủ bằng bê tông xi măng.
a. Đường lăn song song:
Đường lăn chính E1: nằm song song về phía Đông Bắc và cách lề đường CHC 198m, kích thước 3.050m x 25m.
b. Đường lăn nối:
E2: Kích thước 198m x 152.5m.
E3: Kích thước 390m x 22.5m (đường lăn cao tốc).
E4: Kích thước 198m x 22.5m.
E5: Kích thước 390m x 22.5m (đường lăn cao tốc).
E6: Kích thước 198m x 83.5m.
c. Khả năng tiếp thu máy bay: cho phép tiếp nhận các loại máy bay có trọng tải cất hạ cánh tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 112.500kg.
3.3 Hệ thống sân đỗ:
Cảng Hàng không Chu Lai có 03 sân đỗ, được đánh số thứ tự từ 1 đến 3, các sân đỗ đều nằm phía Đông Bắc đường CHC.
- http://vemaybaycuatoi.com/themes/garland/images/menu-leaf.gif);”>Sân đỗ số 1: (sân đỗ HKDD): Kích thước 383m x 191m, mặt phủ bằng bê tông xi măng, trên mặt sân có 2 ụ phi đạo và 21 vòm bê tông cốt thép (mỗi vòm ụ có kích thước 22m x 15m x 7,5m).
- http://vemaybaycuatoi.com/themes/garland/images/menu-leaf.gif);”>Sân đỗ số 2: (sân đỗ HKDD): Kích thước 261m x 154m, mặt phủ bằng bê tông xi măng.
Sân đỗ số 3: Kích thước 450m x 200m, mặt phủ bằng bê tông xi măng, trên mặt sân có 20 ụ phi đạo và 12 vòm bê tông cốt thép (mỗi vòm ụ có kích thước 22m x 15m x 7,5m).
4. Nhà ga hành khách, hàng hóa sân bay quốc tế Chu Lai:
Nhà ga hành khách là nơi diễn ra các hoạt động cung ứng dịch vụ phục vụ hành khách đi, đến và các hoạt động thương mại tại Cảng hàng không Chu Lai.
Hiện tại, nhà ga hàng hóa đang khai thác chung với nhà ga hành khách tại Cảng Hàng không Chu Lai. Nhà ga có tổng diện tích sàn xây dựng 3.360m2 nằm ở phía Đông sân đỗ số 1 gồm 02 tầng:
4.1 Tầng 1:
Tầng 1 là khu vực công cộng, khu vực hạn chế bao gồm khu vực làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không, thủ tục vận chuyển hàng không, khu vực khách đến chờ lấy hành lý, khu vực phòng chờ ra máy bay và các quầy dịch vụ phục vụ hành khách. Lượng người tại tầng 1 chủ yếu là hành khách, nhân viên hàng không và nhân viên các doanh nghiệp khác hoạt động tại Cảng Hàng không. Tại tầng 1 có thể phục vụ 300 hành khách/giờ cao điểm, năng lực phục vụ đáp ứng tàu bay đến code 4D (đáp ứng loại tàu bay: ATR72, A320/321, B737).
Ngoài ra, còn có hệ thống sân đỗ ô tô và đường giao thông với diện tích 10ha phía trước nhà ga.
4.2 Tầng 2:
Là khu vực văn phòng gồm các phòng làm việc của các bộ phận chuyên môn thuộc Cảng Hàng không, các phòng họp, các phòng làm việc của Đại diện Hãng Hàng không (được thiết kế sử dụng là khu vực phòng chờ hành khách lên tầu bay khi tần suất bay tăng), Đại diện Cảng vụ Hàng không miền Trung, Đại diện Công ty VAECO. Lượng người hoạt động tại tầng 2 chủ yếu là nhân viên thuộc Cảng Hàng không và nhân viên Đại diện. www viagra
5. Dự án đầu tư sân bay quốc tế Chu Lai:
Qui hoạch Cảng hàng không quốc tế Chu Lai đã được Chính phủ phê duyệt ngày 13/05/2008 giai đoạn đến 2015 và định hướng đến năm 2025.
– Đến năm 2015: Là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO:
+ Hệ thống đường cất hạ cánh: Giữ nguyên hiện trạng đường cất hạ cánh cũ, xây dựng đường CHC mới 14L-32R, kích thước 4.000m x 60m đảm bảo tiếp nhận máy bay A380(F), A380-800, B777-300, A321 và tương đương.
+ Hệ thống đường lăn: Xây dựng hệ thống đường lăn đồng bộ đường CHC 14L-32R gồm 01 đường lăn song song và 07 đường lăn nối, 02 đường lăn cao tốc.
+ Hệ thống sân đỗ máy bay: Xây dựng hệ thống sân đỗ mới đáp ứng 25 vị trí đỗ.
+ Nhà ga hành khách: Xây dựng nhà ga công suất 2.248.000 hành khách/năm.
+ Nhà ga hàng hóa: Xây dựng hệ thống nhà ga hàng hóa công suất đạt 1,5 triệu tấn/năm.
+ Nhà xe ngoại trường: Xây dựng mới đảm bảo đỗ được 256 xe ngoại trường các loại.
+ Khu chế biến suất ăn: Xây dựng hoàn chỉnh trước năm 2015.
+ Khu cấp nhiên liệu: Xây dựng khu cấp nhiên liệu đạt công suất 17.845m3.
+ Hệ thống đèn hiệu: Đầu tư xây dựng mới hệ thống đèn tiếp cận chính xác đường CHC 14L-32R đạt CAT II tại đầu 32, đạt CAT I tại đầu 14
+ Hệ thống thiết bị hạ cánh ILS: Đầu tư xây dựng ILS đồng bộ với việc xây dựng khu bay phía Đông.
+ Quy hoạch giao thông.
Đường trục ra vào Cảng: Mở rộng tuyến đường trục về phía đông gồm 12 làn xe.
Đường ra vào khu HKDD: Xây dựng đường ra vào đồng bộ với khu bay phía Đông
+ Sân đỗ ô tô: Xây dựng sân đỗ trước nhà ga đáp ứng 328 chỗ các loại xe.
– Đến năm 2025: Là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO:
+ Hệ thống đường cất hạ cánh: Xây dựng đường CHC mới 14R-32L, kích thước 3.800m x 50m đảm bảo tiếp nhận máy bay A380(F), A380-800, B777-300, A321 và tương đương. Chuyển đường CHC hiện hữu thành đường lăn.
+ Hệ thống đường lăn: Xây dựng hệ thống đường lăn đồng bộ đường CHC 14R-32L gồm 01 đường lăn song song và 07 đường lăn nối, 02 đường lăn cao tốc, 02 đường lăn nối liền khu Đông, khu Tây.
+ Hệ thống sân đỗ máy bay: Mở rộng đáp ứng 46 vị trí đỗ.
+ Nhà ga hành khách: Xây dựng thêm nhà ga nâng công 4.100.000 hành khách/năm
+ Nhà ga hàng hóa: Nâng công suất đạt 5 triệu tấn/năm.
+ Nhà xe ngoại trường: Mở rộng đảm bảo đỗ được 400 xe ngoại trường các loại.
+ Khu cấp nhiên liệu: Nâng công suất 42.884m3
+ Hệ thống đèn hiệu: Đầu tư xây dựng thêm hệ thống đèn tiếp cận chính xác đường CHC 14L-32R đạt CAT II tại đầu 32, đạt CAT I tại đầu 14
+ Hệ thống thiết bị hạ cánh ILS: Đầu tư xây dựng thêm ILS đồng bộ với việc xây dựng khu bay phía Tây.
+ Quy hoạch giao thông: Đường ra vào khu HKDD: Xây dựng đường ra vào đồng bộ với khu bay phía Tây
+ Sân đỗ ô tô: Mở rộng đáp ứng 541 chỗ các loại xe.
6. Hoạt động hàng không sân bay quốc tế Chu Lai:
Ngày 22/3/2005, mở đường bay TP.HCM – Chu Lai – TP.HCM với tần suất 02 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 5 bằng tàu bay ATR 72.
Từ 01/8/2006, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chuyển giao cho VASCO khai thác thay thế Vietnam Airlines trên đường bay TP. HCM – Chu Lai – TP. HCM. Kể từ đó, VASCO đã tăng dần tần suất chuyến bay TP. HCM – Chu Lai – TP. HCM và hiện nay là 10 chuyến/tuần vào tất cả các ngày trong tuần.
Ngày 02/6/2010, mở đường bay Hà Nội – Chu Lai và ngược lại do Vietnam Airlines khai thác với tần suất 04 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật (nay đã chuyển qua thứ 7) bằng tàu bay Fokker 70.
Ngoài ra, Sân bay Chu Lai cũng là sân bay dự bị cho các sân bay trong vùng và khu vực.
Những ngày đầu mới đưa vào khai thác chỉ có 02 chuyến bay/tuần, hành khách thông qua nhà ga chỉ đạt khoảng 10.000 hành khách/ năm, sau 06 năm khai thác tần suất bay đã tăng lên 14 chuyến bay/tuần, hành khách thông qua nhà ga năm 2012 dự kiến 75.882 hành khách/năm, hàng hóa thông qua nhà ga 17,66 tấn/năm. Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa bưu kiện thông qua Cảng hàng không Chu Lai tăng nhanh, trung bình 30%/năm, các chuyến bay đi và đến Cảng hàng không Chu Lai tuyệt đối an toàn, với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, trật tự an ninh an toàn trên địa bàn Cảng hàng không được đảm bảo. Năm 2012 doanh thu của Cảng hàng không Chu Lai ước tính 5,608 tỷ tăng 35% so với năm 2011.Sân bay Chu Lai càng rõ nét là sân bay chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế Dung Quất.
Danh sách và mã hiệu các sân bay ở Việt Nam
Tên sân bay Mã ICAO/IATA Tỉnh Độ dài Bay đêm
Sân bay Quốc tế Nội Bài VVNB/HANHà Nội 3200m/3800m Có
Sân bay quốc tế Cát Bi VVCI/HPH Hải Phòng 2402m Có
Sân bay Điện Biên Phủ VVDB/DIN Điện Biên 1830m Không
Sân bay Thọ Xuân VVTX/THD Thanh Hóa 3200m Có
Sân bay quốc tế Vinh Nghệ An VVVH/VII Nghệ An 2400m Có
Sân bay Đồng Hới Quảng BìnhVVDH/VDH Quảng Bình 2400m Không
Sân bay quốc tế Phú Bài Huế VVPB/HUI Thừa Thiên – Huế 2675m Có
Sân bay quốc tế Đà Nẵng VVDN/DAD Đà Nẵng 3500m/3048m Có
Sân bay quốc tế Chu Lai VVCL/VCL Quảng Nam 3050m Không
Sân bay Phù Cát VVPC/UIH Bình Định 3051m Không
Sân bay Tuy Hòa VVTH/TBB Phú Yên 2902m Không
Sân bay quốc tế Cam Ranh VVCR/CXR Khánh Hòa 3048m Có
Sân bay Buôn Ma Thuột VVBM/BMV Đắk Lắk 3000m Có
Sân bay Liên Khương Đà Lạt VVDL/DLI Lâm Đồng 3250m Có
Sân bay Pleiku VVPK/PXU Gia Lai 1817m Có
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất VVTS/SGN TP HCM 3048m/3800m Có
Sân bay Cà Mau VVCM/CAH Cà Mau 1500m Không
Sân bay Côn Đảo VVCS/VCS Bà Rịa-Vũng Tàu 1287m Không
Sân bay quốc tế Cần ThơVVCT/VCA Cần Thơ 3000m Có
Sân bay Rạch Giá Kiên GiangVVRG/VKG Kiên Giang 1500m Không
Sân bay quốc tế Phú Quốc VVPQ/PQC Kiên Giang 3000m Không
Sân bay Quốc tế Vân Đồn Quảng Ninh VVVD/VDO Quảng Ninh 3600m Có
Tham khảo:
Số điện thoại taxi nội bài airport
Taxi ra sân bay nội bài giá rẻ