Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha.
Tên tiếng anh: DaNang International Airport (DIA)
– Địa chỉ: Phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Google maps sân bay quốc tế Đà Nẵng
ICAO : VVDN
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng – một trong ba cảng hàng không quốc tế đông khách nhất tại Việt Nam sau Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Là cảng hàng không chủ đạo phục vụ nhu cầu giao thông hàng không quốc tế và nội địa cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. Đây là điểm đi- đến của hơn 100 chuyến bay trong nước và quốc tế với khoảng 10.000 lượt khách thông qua mỗi ngày. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 1 km về phía đông, giao thông rất thuận tiện.
1. Vị trí sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Với vị trí địa lý nằm ở vị trí trung lộ của Việt Nam, Đà Nẵng là điểm trung chuyển lý tưởng cho các đường bay quốc tế Đông- Tây (A1, A901) và Bắc Nam (W1) qua lãnh thổ Việt Nam. Đà Nẵng hiện đóng vai trò chuyển tiếp quan trọng cho các tuyến bay quốc nội từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khu vực miền Trung, nối hai đầu đất nước với các địa phương xa xôi, đồng thời là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất tại miền Trung Việt Nam.
Điểm quy chiếu sân bay : 16° 02’38’’N Lat 108° 12’01’’E là tọa độ của điểm quy chiếu sân bay được xác định theo hệ thống quan trắc địa toàn cầu 1984(WGS- 84);
Mức cao điểm quy chiếu sân bay so với mực nước biển trung bình: 11m.
Thành phố Đà Nẵng không những là thành phố cảng biển nhộn nhịp trong suốt các thập kỷ qua mà ngày nay còn là cảng hàng không quốc tế. Thành phố ngày nay rất tự hào về các giá trị văn hoá lâu đời cũng như sự phát triển các khu nghỉ mát hiện đại trong thời gian gần đây. Khu vực xung quang Đà Nẵng thật nổi bật bởi các di sản văn hoá thế giới hội tụ về đây Mỹ Sơn-Hội An-Huế, ngoài ra đây cũng là nơi có nhiều phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đó là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh ( tạp chí kinh tế nổi tiếng của Mỹ Forbes bình chọn), đó là một Bà Nà- Đà Lạt của miền Trung, đó là Ngũ Hành Sơn đầy huyền thoại.
2. Lược sử sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Sân bay Đà Nẵng do người Pháp xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975 sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Hoa Kỳ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Sau khi đất nước dành được hòa bình độc lập, từ năm 1975 sân bay Đà Nẵng là sân bay quân sự của Quân Đội nhân dân Việt Nam phục vụ an ninh quốc phòng. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Sân bay Đà Nẵng đã được đưa vào khai thác dân dụng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng riêng và miền Trung – Tây nguyên nói chung.
3. Cơ sở hạ tầng sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có hai đường băng cất hạ cánh, được trang bị hệ thống đèn tín hiệu, các hệ thống phù trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, DVOR\DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp- thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại… có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, AN-124, MD-11… cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
3.1. Hệ thống đường cất, hạ cánh:
Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng có 2 đường cất hạ cánh song song (35R-17L và 35L-17R), 2 tim đường CHC cách nhau 214m
– Đường cất, hạ cánh 35R-17L:
– Hướng từ: 172° – 352°
Ký hiệu: 35R-17L.
Cấp sân bay 4E
Chiều dài: 3500m
Chiều rộng: 45m
Độ dốc dọc trung bình: 0.25%
Độ cao thềm:
Đầu 35R: 8,67m(MSL)
Đầu 17R:6,55m(MSL)
Tọa độ ngưỡng theo WGS-84
Đầu 35R: 16°01’44.58’’N – 108°12’09.17’’E
Đầu 17L: 16°03’37.35’’N – 108°11’52.80’’E
Loại mặt đường: Bêtông ximăng có sức chịu tải PCN = 56/R/A/X/T.
Các cự ly công bố :
Cự ly chạy lấy đà: 3500m;
Cự ly có thể cất cánh: 3860m;
Cự ly có thể dừng khẩn cấp: 3200m
Cự ly có thể hạ cánh : 3200m;
– Khoảng trống: 360m x 160m.
– Lề đường cất hạ cánh: độ rộng 7,5m mỗi bên bằng bê tông nhựa.
– Dải bảo hiểm sườn: 4220 x 160m.
– Sân quay đầu 17L: 130 x 73m.
– Đường cất hạ cánh 35L-17R:
– Hướng từ: 172° – 352°
Ký hiệu: 35L-17R.
Cấp sân bay 4E
Chiều dài: 3048m
Chiều rộng: 45m
Độ dốc dọc trung bình: 0.011%
Độ cao thềm:
Đầu 35R: 8,67m(MSL)
Đầu 17R:6,55m(MSL)
Tọa độ ngưỡng theo WGS-84
Đầu 35L: 16°01’48.45’’N – 108°12’01.41’’E
Đầu 17R: 16°03’26.67’’N – 108°11’47.16’’E
Loại mặt đường: Bêtông ximăng có sức chịu tải PCN = 44/F/B/X/T.
Các cự ly công bố :
Cự ly chạy lấy đà: 3048m;
Cự ly có thể cất cánh: 3353m;
Cự ly có thể dừng khẩn cấp: 3353m
Cự ly có thể hạ cánh : 3048m;
Dải bay: 3.658m x 150m
– Khoảng trống: 305m x 150m.
– Lề đường cất hạ cánh: độ rộng 7,5m mỗi bên bằng bê tông nhựa.
3.2 Đường lăn:
3.2.1 Đường lăn song song:
– E6 nằm song song với đường cất hạ cánh 35R-17L về phía đông sân bay:
+ Loại mặt đường bê tông nhựa;
+ Cho phép tiếp nhận các loại tàu bay có ACN bằng PCN công bố(46/B/X/U) của đường CHC;
+ Chiều dài 3048m
+ Chiều rộng 25m
W6 nằm song song với đường CHC 35L-17R về phía Tây sân bay:
+ Loại mặt đường bê tông nhựa;
+ Sức chịu tải PCN (46F/B/X/U)
+ Chiều dài: 3.048m;
+ Chiều rộng: 25m
3.2.2 Đường lăn nối:
– Những đường lăn nối giữa E6 và đường cất hạ cánh 35R-17L tính từ Nam ra Bắc có:
Tên gọi Kích thước
(m) Độ dốc dọc min – max(%) Độ dốc ngang min – max(%) Sức chịu tải Loại tầng phủ bề mặt Lề vật liệu
E1 115 x 57 0,3 – 0,6 0,5 – 0,9 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E2 115 x 31 0,3 – 0,5 1,0 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E3 115 x 31 0,4 – 0,7 1,0 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E4 115 x 31 0,4 – 0,8 1,0 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E5 115 x 60 0,4 – 0,5 0,5 – 0,7 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
E8 115 x 25 0,1 – 0,6 0,7 56R/A/X/T Bêtông ximăng 10,5
– Những đường lăn nối giữa 2 đường CHC 35R và 35L tính từ Nam ra Bắc có:
Tên gọi Kích thước
(m) Độ dốc dọc min – max(%) Độ dốc ngang min – max(%) Sức chịu tải Loại tầng phủ bề mặt Lề vật liệu
C1 169 x 60 1,5 0,2 – 0,6 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
C2 169 x 23 1,5 0,1 – 1,2 46F/B/X/U Bêtông ximăng 7,5
C4 169 x 23 1,5 0,3 – 1,3 46F/B/X/U Bêtông ximăng 7,5
C5 169 x 60 0,6 0,1 – 0,6 46F/B/X/U Bêtông ximăng 10,5
– Những đường lăn nối giữa đường W6 với đường CHC 35L- 17R tính từ Nam ra Bắc có:
Tên gọi Kích thước
(m) Sức chịu tải Loại tầng phủ bề mặt
W1 151 x 60 46F/B/X/U Bêtông ximăng
W2 151 x 25 15F/B/X/U Bêtông ximăng
W4 151 x 25 15F/B/X/U
W5 151 x 60 46F/B/X/U
W7(đường lăn cao tốc) 320 x 30 46F/B/X/U Bêtông ximăng
3.3. Sân đỗ tàu bay:
Sân bay Đà Nẵng có 10 sân đỗ với tổng diện tích 486.000 m2:
3.3.1. Phía Đông đường CHC 35R/17L có 4 sân đỗ được đặt tên theo thứ tự từ Nam ra Bắc:
– Sân đỗ số 1 (của quân sự) có kích thước: 92m x 186m và 239m x 190m
– Sân đỗ số 2 (của quân sự) có kích thước: 70m x 618m
– Sân đỗ số 3 (của quân sự) có kích thước: 102m x 301m
– Sân đỗ số 4 của HKDD có kích thước: 180 m x 300m và 142 m x 438m
3.3.2 Phía Tây đường CHC 35L/17R có 6 sân đỗ của quân sự, được đặt tên theo thứ tự từ Nam ra Bắc:
– Sân đỗ số 5, 6, 7, 8, 9: hiện không sử dụng.
– Sân đỗ số 10 : có kích thước: 840m x 145m
– Trong các sân đỗ đều được xác định vị trí đỗ cho các loại tàu bay:
+ Sân đỗ số 1: Dùng cho tàu bay của quân sự.
+ Sân đỗ số 2: Dùng cho trực thăng và tàu bay vận tải hạng trung, nhẹ.
+ Sân đỗ số 3: Dùng cho tàu bay vận tải quân sự có sải cánh rộng.
+ Sân đỗ số 10: Dùng cho tàu bay của quân sự.
3.2.4. Vị trí đỗ:
– Sân đỗ tàu bay Cảng HKQT Đà Nẵng được phân chia thành 15 vị trí đỗ đánh số từ 1 đến 16 (tính theo hướng từ Bắc về Nam, không có vị trí đỗ 13) sử dụng cho tàu bay loại tàu bay B747, B777, B767, A330, A320/A321, ATR72,F70…. và các loại máy bay tương đương;
– Các vị trí đỗ 8, 9, 10, 11, 14, 16 có sử dụng cầu 04 dẫn hành khách trong đó vị trí 9, 11, 14, 16 được trang bị hệ thống dẫn đỗ tự động (VDGS) có tọa độ:
+ Vị trí số 9: 108o12’07”E – 16o03’15”N
+ Vị trí số 11: 108o12’07”E – 16o03’14”N
+ Vị trí số 14: 108o12’07”E – 16o03’11”N
+ Vị trí số 16: 108o12’07”E – 16o03’08”N
– Phương án vận hành tàu bay mặt đất:
+ Từ vị trí số 1 đến số 7:
. Các loại tàu bay có sải cánh tương đương A320/A321 trở xuống tự lăn vào/lăn ra theo các lối AC2, AC3;
. Các loại tàu bay thân rộng như B777/A330: tự lăn vào theo lối AC2, AC3 và sử dụng xe kéo đẩy tàu bay ra đường lăn E6 để khởi hành; các vị trí 1, 2, 3 có thể tự lăn ra AC3 khi không có tàu bay nào khai thác ở vị trí đỗ phía bên trái của mình;
+ Từ vị trí đỗ số 8 đến số 16: tàu bay tự lăn vào và sử dụng xe kéo đẩy tàu bay ra đường lăn E6 để khởi hành.
– Vị trí đỗ biệt lập được thiết lập ở phía Bắc sân đỗ hàng không dân dụng.
– Trong một số trường hợp cần thiết, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiệp đồng trực tiếp với Sư đoàn Không quân 372 để sử dụng sân đỗ số 3 của quân sự cho tàu bay HKDD.
– Loại tầng phủ: Bê tông xi măng.
Sân đỗ hàng không dân dụng (sân đỗ số 4):
Nằm trước nhà ga hàng không dân dụng, có kích thước: 159m x 462m và 137m x 320m. Trong sân đỗ của HKDD được chia thành 12 vị trí đỗ cho các loại tàu bay khác nhau, có đường lăn trên sân đỗ tàu bay.
Vị trí số 1 dùng cho tàu bay có sải cánh 48m trở lên, tương B747, C17A…
Vị trí 2,3,4 và 5 sử dụng cho tàu bay có sải cánh từ 40m trở xuống, tương đương với A320,A321….
Vị trí số 6,7,8,9,10 và 11 sử dụng tàu bay có sải cánh từ 28m trở xuống, tương đương với ATR72,F70…
Vị trí bến đỗ biệt lập được thiết lập ở phía bắc sân đỗ hàng không dân dụng.
Loại tầng phủ, sức chịu tải của hệ thống sân đỗ: bê tông xi măng, cho phép tiếp nhận các loại tàu bay có ACN và PCN là 46R/B/X/U.
Nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Nhà ga quốc tế mới được đưa vào khai thác từ tháng 12/2011, với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng 36.600 m2, có công suất phục vụ tối đa 6 triệu khách/năm, tiếp nhận 400.000 – 1 triệu tấn hàng/năm và có thể nâng cấp thêm. Được trang bị đầy đủ các hệ thống hiện đại phục vụ khai thác hàng không và phi hàng không, bao gồm:
Cửa ra tàu bay: 9
Cầu ống lồng: 4
Quầy thủ tục: 40
Quầy hải quan: 2
Quầy công an cửa khẩu: 20
Băng tải hành lý: 8
Thang nâng: 11
Thang cuốn: 6
Phòng F & C: 2
Phòng Vip: 2
Quầy hành lý thất lạc: 2
Quầy thông tin du lịch: 3
Quầy thông tin nhà ga: 1
Phòng y tế: 1
Quầy sách báo: 1
Quầy hàng dịch vụ: 20
Phòng giao dịch ngân hàng: 2
ATM: 4
4.1. Tầng hầm kỹ thuật: diện tích sử dụng 2.588m2 bố trí kho và thiết bị kỹ thuật.
4.2. Tầng 1: diện tích sử dụng 11.749m2 bao gồm: ga đến quốc tế, quốc nội, kho hành lý thất lạc, khu vực nhà hàng, quầy ăn nhanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ đón tiễn khách, dịch vụ ngân hàng, ATM……
4.3. Tầng 2: diện tích sử dụng 6.078m2 bao gồm: hành lang đón khách, hệ thống thiết bị kiểm tra hành lý đi, phòng kỹ thuật điều hành nhà ga, phòng làm việc của nhân viên.
4.3. Tầng 3: diện tích sử dụng 12.226m2 bao gồm: ga đi quốc tế, quốc nội, 40 quầy thủ tục chung cho quốc nội và quốc tế, các quầy hàng ăn nhanh, giải khát, bán hàng lưu niệm, bách hóa tổng hợp…..
4.3. Tầng 4: diện tích 3.566m2 bao gồm: có khu vực phòng chờ khách VIP và khách C, các phòng kỹ thuật, văn phòng làm việc của các hãng hàng không.
Nhà ga hành khách có khả năng chịu được động đất cấp 7 và bão trên cấp 12. Việc đưa nhà ga mới hiện đại, công nghệ cao vào khai thác là một thành công lớn cho Cảng hàng không Đà Nẵng nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung, làm nâng cao rõ rệt chất lượng dịch vụ, năng lực phục vụ các chuyến bay và hành khách đi máy bay. Bên cạnh đó còn tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan của một thành phố Đà Nẵng hiện đại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương cũng như trong Khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
4.4. Ga hàng hóa:
Tổng diện tích: 1.500 m2
Công suất khai thác: 10.000 tấn/năm
5. Dự án đầu tư sân bay quốc tế Đà Nẵng:
Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025, trong đó:
Đường cất hạ cánh(CHC): 2 đường song song và độc lập đảm bảo tiếp nhận được các loại máy bay B747 (tương đương), B777, B767-300, A300 – 600, A320/321 và tương đương.
Sân đỗ máy bay: giai đoạn 2015, đáp ứng 21 vị trí đỗ, giai đoạn 2025 đáp ứng 27 vị trí đỗ.
Sân đỗ máy bay hàng hóa: dự kiến đến 2025 có 2 vị trí đỗ.
Nhà ga hàng hóa: giai đoạn 2015, xây dựng khu nhà ga hàng hóa công suất 80.000 tấn/ năm. Giai đoạn 2020 mở rộng 200.000 tấn/năm.
Khu khí tượng: xây dựng trước năm 2015.
Khu nhà, trạm xe ngoại trường: xây dựng trước năm 2015
Cấp cứu nguy, cứu hỏa: cấp 9 (theo phân cấp của ICAO)
Hanga: Xây dựng trong giai đoạn đến 2015.
Bên cạnh đó hệ thống đường ra vào Cảng hàng không, đường nội bộ, đường công vụ sân đỗ ôtô, hệ thống xử lý chất thải…..cũng được đầu tư nâng cấp đồng bộ.
6. Hoạt động hàng không sân bay quốc tế Đà Nẵng:
6.1. Sản lượng thông qua nhà ga:
Trong những năm qua, lượng khách đi máy bay thông qua CHK QT Đà Nẵng không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15 %/năm. Hiện nay, bình quân một ngày có khoảng 100 lần chuyến bay hạ cất cánh và khoảng 10.000 khách thông qua nhà ga; có 3 hãng hàng không trong nước và 8 hãng hàng không quốc tế đang khai thác các chặng bay trên đi đến Đà Nẵng, cụ thể:
a. Các hãng hàng không nội địa:
3 Hãng hàng không của Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air hiện đang khai thác các chặng bay từ Đà Nẵng đi: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Pleiku và Hải Phòng.
b. Các hãng hàng không quốc tế:
b.1 Air Asia: chặng bay Đà Nẵng – Kular Lumpur (Malaysia).
b.2 Asiana Airlines: chặng bay Đà Nẵng – Incheon (Hàn Quốc).
b.3 Korean Air: chặng bay Đà Nẵng – Incheon (Hàn Quốc).
b.4 Nordwind Airlines: chặng bay Đà Nẵng – 10 thành phố Đông Bắc (Nga)
b.5 Far Eastern Air Transport: chặng bay Đà Nẵng – Đài Bắc (Đài Loan)
b.6 Shanghai Airlines: chặng bay Đà Nẵng – Thượng Hải (Trung Quốc)
b.7 China Eastern Airlines: chặng bay Đà Nẵng – Côn Minh (Trung Quốc).
b.8 Silk Air đang khai thác chặng bay Đà Nẵng – Siem Riep – Singapore.
6.2 : Chuyến bay quá cảnh:
CHK QT Đà Nẵng nằm trên trục các đường bay quốc tế Đông- Tây (A1, A202, G474) và Bắc Nam (W1) qua lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được sử dụng làm sân bay dự bị cho các chuyến bay này. Hiện nay, bình quân một ngày có khoảng 300 – 350 chuyến bay bay qua vùng thông báo bay do Cảng hàng không Đà Nẵng kiểm soát.
Dự báo đến năm 2016 lượng hành khách đi máy bay thông qua nhà ga Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng khoảng 6 triệu, năm 2020 khoảng 8 triệu và năm 2030 là khoảng 22 triệu lượt khách.
Danh sách và mã hiệu các sân bay ở Việt Nam
Tên sân bay Mã ICAO/IATA Tỉnh Độ dài Bay đêm
Sân bay Quốc tế Nội Bài VVNB/HANHà Nội 3200m/3800m Có
Sân bay quốc tế Cát Bi VVCI/HPH Hải Phòng 2402m Có
Sân bay Điện Biên Phủ VVDB/DIN Điện Biên 1830m Không
Sân bay Thọ Xuân VVTX/THD Thanh Hóa 3200m Có
Sân bay quốc tế Vinh Nghệ An VVVH/VII Nghệ An 2400m Có
Sân bay Đồng Hới Quảng BìnhVVDH/VDH Quảng Bình 2400m Không
Sân bay quốc tế Phú Bài Huế VVPB/HUI Thừa Thiên – Huế 2675m Có
Sân bay quốc tế Đà Nẵng VVDN/DAD Đà Nẵng 3500m/3048m Có
Sân bay quốc tế Chu Lai VVCL/VCL Quảng Nam 3050m Không
Sân bay Phù Cát VVPC/UIH Bình Định 3051m Không
Sân bay Tuy Hòa VVTH/TBB Phú Yên 2902m Không
Sân bay quốc tế Cam Ranh VVCR/CXR Khánh Hòa 3048m Có
Sân bay Buôn Ma Thuột VVBM/BMV Đắk Lắk 3000m Có
Sân bay Liên Khương Đà Lạt VVDL/DLI Lâm Đồng 3250m Có
Sân bay Pleiku VVPK/PXU Gia Lai 1817m Có
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất VVTS/SGN TP HCM 3048m/3800m Có
Sân bay Cà Mau VVCM/CAH Cà Mau 1500m Không
Sân bay Côn Đảo VVCS/VCS Bà Rịa-Vũng Tàu 1287m Không
Sân bay quốc tế Cần ThơVVCT/VCA Cần Thơ 3000m Có
Sân bay Rạch Giá Kiên GiangVVRG/VKG Kiên Giang 1500m Không
Sân bay quốc tế Phú Quốc VVPQ/PQC Kiên Giang 3000m Không
Sân bay Quốc tế Vân Đồn Quảng Ninh VVVD/VDO Quảng Ninh 3600m Có
Tham khảo:
Số điện thoại taxi nội bài airport